-
- Tổng tiền thanh toán:
TOP 10 PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT THỊNH HÀNH NHẤT 2021
Tác giả: Nội thất TOKA Ngày đăng: 21/07/2021
Mỗi phong cách thiết kế nội thất là đại diện cho từng lối sống hay phong cách, cá tính cá nhân. Hãy tìm kiếm phong cách nội thất phù hợp với bạn, để biết cách trang trí cho nội thất chung cư, nội thất phòng khách của mình đẹp hơn, hài lòng hơn!
Bài viết này, Nội thất Toka xin chia sẻ top 10 phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất hiện nay.
1. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Qua bao nhiêu năm, dù dòng chảy thời gian có làm thay đổi tất cả mọi thứ nhưng sức hút của phong cách thiết kế nội thất cổ điển vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Cổ điển là phong cách trái ngược hoàn toàn với phong cách hiện đại. Phong cách này thể hiện sự cầu kỳ, phức tạp trong các mẫu nội thất. Sự cổ điển này không làm mất đi vẻ đẹp tinh tế, quyền lực và sang trọng của gia chủ. Đồ nội thất thiết kế theo phong cách cổ điển thường sử dụng vật liệu đắt tiền, phù hợp với tầng lớp thượng lưu.
2. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại
Đây là một trong các phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay. Điểm nổi bật của phong cách này chính là sự đơn giản, tinh tế và không kém phần sang trọng, hiện đại. Ở phong cách này, chúng ta có thể thấy những chi tiết phụ được tiết chế. Trong khi đó, nội thất chỉ chốt với công năng sử dụng được giữ lại toàn bộ. Phong cách hiện đại đem lại sự tiện nghi cũng như tối ưu về mặt diện tích cho căn hộ. Ở phong cách hiện đại, gia chủ sẽ tìm thấy sự nhẹ nhàng, yên bình. Màu sắc chủ đạo của phong cách này là trắng, be, xám, gỗ tự nhiên,…
3. Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian
Cội nguồn là xứ lạnh Bắc Âu nên không ngạc nhiên khi căn phòng được bao phủ gam màu trắng tuyết.
Tuy nhiên khi trở thành một trong những phong cách thiết kế phổ biến nhất thế giới, nội thất màu trắng đặc trưng của Scandinavian dần thay thế bằng màu vàng nâu của sàn gỗ hoặc màu tường palette.
Mặc dù vậy, Scandinavian có hai thứ không thay đổi là nội thất gỗ tự nhiên và cửa sổ lớn thu hút ánh sáng ban ngày – thứ hiếm hoi mà người Bắc Âu luôn tận dụng cho mùa đông giá rét của họ.
4. Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương – “giá trị truyền thống”
Bên cạnh lịch sử đau thương thì ở khía cạnh văn hoá, các kiến trúc sư Pháp đã thực sự đem tới đất nước ta lối kiến trúc giao thoa giữa phương Tây và phương Đông, hình thành nên lối thiết kế kiến trúc và nội thất đậm chất truyền thống đa thế hệ của người Đông Dương.
Đồ nội thất phong cách thiết kế Đông Dương làm từ gạch nung, tre nứa và gỗ – những chất liệu sẵn có thời đó; được trang trí bằng hoạ tiết kỷ hà và tĩnh vật của phương Đông, bên cạnh những tấm bình phong ngăn cách, mang tới không gian nội thất trang nghiêm, giàu truyền thống gia đình.
5. Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản – “Đơn giản, thiên nhiên”
Có thể nói phong cách nội thất Nhật Bản là một phiên bản khác của phong cách tối giản phương Đông.
Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, phong cách Nhật Bản luôn lấy thiên nhiên làm cảm hứng trang trí nội thất cho căn phòng: Nội thất có chất liệu tre nứa, gỗ tự nhiên và đá cuội; chúng được bài trí hết sức đơn giản.
Đặc điểm dễ thấy nhất của phong cách Nhật Bản là đồ nội thất thấp, thường đặt dưới sàn nhà (không treo tường), đặc biệt phải nói tới cánh cửa trượt.
6. Phong cách thiết kế nội thất Wabi Sabi – “vẻ đẹp của sự xấu xí”
Wabi sabi là một quan điểm sống của người Nhật, rằng họ chấp nhận bản chất của mọi thứ ngay cả khi nó xấu xí, kỳ dị nhất.
Đồ nội thất Wabi sabi nếu không bị phai màu, sứt mẻ thì cũng sần sùi thô ráp. Đó có thể là chiếc bát mẻ, tường bị tróc, kệ treo tường ẩm mốc hay bộ ghế sofa cũ phai màu…
Tất cả những đặc điểm đó được “phô” ra theo đúng cách mà chúng ta trưng bày những thứ đẹp đẽ, vì họ tin rằng chỉ khi biết cách chấp nhận bản chất xấu xí thì chúng ta mới khám phá được vẻ đẹp bên trong nó!
7. Phong cách thiết kế nội thất Art Deco – “hình khối dứt khoát”
Phong cách Art Deco có khởi nguồn từ nước Pháp trong những năm 1920 và được cả thế giới biết tới 10 năm sau đó.
Không gian nội thất phong cách Art Deco có thiết kế cực kỳ mạnh mẽ nhờ hoạ tiết và thiết kế mặt bằng bằng những hình khối lập thể, hình học.
Những bức tường được xây dựng theo hình học hay khối lập thể đa hình đa dạng, cột chống được chạm khắc tinh xảo theo đường thẳng, đồ nội thất mang kiểu dáng và hoạ tiết hình học là đặc điểm cơ bản nhất của phong cách này.
8. Phong cách thiết kế nội thất đồng quê- “bình dị, thân thuộc”
Không gian nội thất không đậm chất mộc như Rustic, nhưng nội thất gỗ tự nhiên đặc trưng của các vùng nông thôn thân luôn hiện hữu, phối kết hợp với thiết kế hiện đại đương thời tạo nên không gian sống bình yên và giản dị.
9. Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp - “không gian mạnh mẽ”
Giống như tên gọi “công nghiệp” đại trà, hầu hết đồ nội thất trong phòng được làm từ chất liệu công nghiệp như sắt thép, inox và hợp kim khác nên đồ nội thất toát lên vẻ mạnh mẽ, cực “nam tính”.
Đương nhiên màu trắng đen và xám đặc trưng của kim loại là gam màu chủ đạo trong căn phòng theo phong cách này.