-
- Tổng tiền thanh toán:
TOKA gợi ý những điều nên làm trong ngày rằm tháng giêng
Tác giả: Thiết kế Nội thất Ngày đăng: 10/02/2022
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch (“Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm).
Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Có nhiều lý giải cho việc tại sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…
Rằm tháng Giêng còn là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng Bảy là Tết Trung Nguyên và rằm tháng Mười là Tết Hạ Nguyên.
Mâm cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?
Vào ngày rằm tháng Giêng, dù bận rộn tới đâu thì mỗi gia đình người Việt đều dành thời gian để cùng nhau làm mâm cúng dâng lên bàn thờ Phật (nếu có), ban thờ tổ tiên, Thần linh. Thông thường, các gia đình sẽ sắm mâm cơm chay, hương hoa, trà quả hoặc mâm cơm mặn để dâng lên ban thờ.
Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như phong tục, tập quán mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng sẽ khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính, thành tâm, thể hiện sự biết ơn với ông bà, tổ tiên, Thần linh... và cầu mong cho toàn thể gia đình có được một năm mới may mắn, an khang.
Mâm cúng chay rằm tháng Giêng, mâm cúng Phật
Nhiều gia đình không muốn sát sinh vào ngày rằm hoặc có ban thờ Phật sẽ thường sắm lễ cúng chay để cầu mong sự may mắn, an lành. Mâm cúng chay rằm tháng Giêng thường sẽ có các lễ vật như sau:
- 1 đĩa hoa quả cúng rằm tháng Giêng
- 1 đĩa xôi hoặc chè
- 1 mâm cơm cúng chay với các món ăn chay quen thuộc, truyền thống
- 1 bình hoa tươi
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng nhiều hay ít món là tùy thuộc vào mỗi gia đình. Tuy nhiên, điều mà bạn cần lưu ý là các món trên mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng nên thể hiện được sự hài hòa, kết hợp các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành bởi ăn chay cũng là một cách để hướng đến sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn. Cụ thể, món ăn màu đỏ thể hiện cho hành Hỏa, màu xanh thể hiện cho hành Mộc, màu trắng thể hiện cho hành Kim, màu đen thể hiện cho hành Thủy và màu vàng thể hiện cho hành Thổ.
Mâm cơm cúng rằm tháng Giêng gia tiên, Thần linh
Với nhiều gia đình không theo đạo Phật, họ sẽ thường làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là cỗ mặn. Mâm cỗ này gồm các món ăn truyền thống và rất giống với cỗ Tết. Cũng tùy vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, tập tục của mỗi địa phương mà mâm cơm cúng rằm tháng Giêng có thể sẽ khác nhau. Dù cỗ to hay cỗ nhỏ thì quan trọng nhất vẫn chính là tấm lòng thành kính hướng tới tổ tiên, ông bà.
Thông thường mâm cỗ này sẽ gồm 4 bát và 6 đĩa. Số lượng món ăn có thể tùy ý điều chỉnh cho phù hợp. Các món ăn truyền thống trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng tùy từng gia đình mà có những món khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số mâm cỗ dưới đây.
Mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng đều thể hiện mong muốn rất riêng của người Việt. Ví dụ như bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở; dưa hành thuộc về Dương, thịt lợn đã chế biến thuộc về Âm... Mâm cơm cúng rằm tháng Giêng cũng như nhiều mâm cơm cúng khác của người Việt đều có được sự hài hòa, cân bằng Âm, Dương.
Bên cạnh đó, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ mùi vị như vị cay của ớt, mặn của nước chấm, vị ngọt của bánh, vị chua của dưa hành... để thể hiện sự mong cầu đủ đầy, ấm êm, tránh đi những đen đủi trong năm mới.
Ngoài mâm cơm cúng thì bạn cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như rượu, nước, trầu cau, đèn nến, vàng mã, nhang... để lễ cúng rằm tháng Giêng được trọn vẹn, đủ đầy.