-
- Tổng tiền thanh toán:
Những điều cần lưu ý khi thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển
Tác giả: Thiết kế Nội thất Ngày đăng: 24/11/2021
Chủ nghĩa “nội thất cổ điển” là một phong cách được thể hiện trong tất cả các loại hình nghệ thuật (mỹ thuật, văn học, âm nhạc, kiến trúc) của châu Âu trong thế kỷ 17-19.
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Sự chặt chẽ, logic, tính đối xứng. Tinh tế và quyến rũ là những gì bạn thấy trong phong cách thiết kế nội thất biệt thự cổ điển. Phong cách cổ điển là một lối trang hoàng lộng lẫy, xa hoa. Vật liệu sử dụng có chất lượng vượt trội, bền bỉ. Tính chất hình học rõ ràng và mang tính nghệ thuật cao.
Thiết kế nội thất biệt thự cổ điển thu hút bởi màu sắc sáng sủa của chúng với bầu không khí đáng tin cậy và phong thái Hoàng gia. Ngày nay, phong cách nội thất cổ điển được những người giàu có, có sở thích tinh tế và chín chắn lựa chọn, cũng như những người thích các giá trị văn hóa lâu đời và truyền thống thay vì kiểu thiết kế nội thất chạy theo thời trang, thoáng qua.
Lịch sử xuất hiện của phong cách thiết kế nội thất cổ điển (Phong cách cổ điển)
Chủ nghĩa cổ điển bắt nguồn ở Pháp vào thế kỷ 17 và nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu, trở thành phong cách thống trị trong hơn hai thế kỷ. Các nghệ sĩ thời đó đã lấy cảm hứng từ nghệ thuật Hy Lạp và Rome cổ đại.
Nội thất tân cổ điển hiện đại tông màu sáng
Mặc dù có các quy tắc nghiêm ngặt, chủ nghĩa cổ điển đã được thể hiện ở các quốc gia khác nhau theo cách riêng của mình. Nếu ở Pháp, thiết kế nội thất ngập tràn sự lộng lẫy và rực rỡ, thì chủ nghĩa cổ điển của Anh lại được đặc trưng bởi tính hợp lý và chặt chẽ.
Trong thời trị vì của Catherine đại đế, sự hòa hợp và tính logic của Chủ nghĩa Cổ điển đã chinh phục nước Nga. Các tòa nhà ở Petersburg và nội thất của chúng đã được xây dựng như một ví dụ cho việc thiết kế các phòng trong các khu điền trang nguy nga trên khắp Đế quốc Nga.
Chủ nghĩa cổ điển Nga là một xu hướng hoàn toàn mới trong kiến trúc của Nga vào cuối thế kỷ 18-19. Chủ nghĩa cổ điển Nga khác với các chủ nghĩa cổ điển khác trên thế giới vì cho phép có sự xuất hiện của chủ nghĩa chiết trung (pha trộn cổ điển với các phong cách khác).
Đặc điểm của chủ nghĩa cổ điển trong thiết kế nội thất
Nhận ra “phong cách nội thất cổ điển” trong nội thất không phải là điều khó khăn. Chỉ cần nhìn xung quanh một cách cẩn thận, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những đặc điểm:
- Các gờ phào chỉ, các cột, cửa chính và cửa sổ với những đường nét rõ ràng, lò sưởi bằng đá cẩm thạch.
- Màu sắc của nội thất được duy trì với tông màu nhạt và sáng. Các tông màu bậc 2, bậc 3.
- Các phòng rộng rãi được trang trí bằng những bức tượng hoặc chi tiết trang trí như thời cổ đại.
- Những đồ trang trí cổ điển vẽ hình lá sồi hoặc lá nguyệt quế, những đường uốn khúc kiểu Hy Lạp theo một trật tự nhất định và có sự đối xứng trong cách bố trí.
- Chủ nghĩa cổ điển trong thiết kế nội thất có sự hiện diện của các mái vòm, những hình đắp nổi, nửa cột và các cột.
- Những bức ảnh nội thất theo phong cách cổ điển có chiều hướng tuân theo trật tự và sự sang trọng cũng như tính bền vững của nó so với rất nhiều các phong cách khác
Để thiết kế nội thất phong cách cổ điển thì mức chi phí là khá cao. Nhưng thiết kế này luôn luôn là một đề tài hấp dẫn và có tính bền vững theo thời gian, so với các xu hướng nội thất được thiết kế chạy theo mốt thời trang.
Vật liệu nội thất được sử dụng
Nói đến “thiết kế nội thất biệt thự cổ điển” không thể không nhắc đến chi phí đầu tư. Rất đắt đỏ. Bởi tất cả các vật liệu đều tự nhiên hoặc độc đáo, và do đó rất đắt. Các cột và các trụ tường thường được làm bằng đá cẩm thạch, các hình đắp nổi chỉ được làm thủ công (khác hoàn toàn với các hình đắp nổi bán sẵn “giả cổ điển”)
Các bức tường thường được phủ bằng vải hoặc được ốp bằng gỗ tự nhiên. Sàn nhà được làm bằng sàn gỗ, trải thảm lớn. Một số khu vực phòng tắm, bếp, phòng khác sử dụng đá cẩm thạch hoặc đá lát. Trần nhà theo phong cách cổ điển thường có màu trắng, được trang trí bằng cách bức họa hoặc thạch cao đắp nổi.
Màu sắc
Các màu cổ điển và màu tương phản thường tránh các màu sắc tươi sáng. Tất cả các sắc thái đều có màu trầm hoặc trung tính, cùng với màu ấm của ánh sáng đèn theo từng khu vực, khiến cho toàn bộ bầu không khí mang phong cách cổ điển rất nhẹ nhàng êm dịu.
“Nội thất biệt thự cổ điển Châu Âu” hầu hết thường sử dụng màu ôliu, màu be, màu kem, màu xanh lá cây nhạt và các gam màu vàng trong các vật liệu nội thất, đồ nội thất và đồ vải.
Mẫu cầu thang đẹp trong nội thất biệt thự cổ điển
Được phép sử dụng tất cả các sắc thái của màu nâu (màu gỗ tự nhiên), nhưng đừng để căn phòng trông ảm đạm và u tối. Nệm và đồ vải thường sử dụng gam màu xanh lơ, xanh dương và màu cát.
Chiếu sáng nội thất theo phong cách cổ điển
Để chiếu sáng cho căn phòng mang phong cách cổ điển, ta thường sử dụng đèn chum pha lê, đèn làm bằng đá trong suốt hoặc thủy tinh đắt tiền. Đèn chùm trong phong cách cổ điện thực sự là một tác phẩm nghệ thuật: nó luôn được làm bằng cách vật liệu được xử lý tốt nhất. Thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển phải có một bộ đèn chùm được đặt chính giữa trần nhà: ánh sáng được phân bố đồng đều mang đến cho nội thất một vẻ ngoài hoàn thiện.
Ngoài các bóng đèn trần, các phòng thường được trang trí bằng các chân nến bằng đồng (hoặc mô phỏng các đèn chùm được thắp bằng nến với các sắc thái khác nhau).
Vải và cách sử dụng nó trong nội thất cổ điển
Vải gấm, vải satin, lụa – đây là các loại vải chính được sử dụng trong trang trí các phòng có phong cách cổ điển.
Đối với trang trí cửa sổ, thường chọn các loại vải rèm tốt chẳng hạn như các loại vải nhung và lụa dày. Rèm cửa trong nội thất thường được trang trí thêm diềm và đăng ten. Sàn nhà thường được phủ bằng các loại thảm thủ công đắt tiền.
Đồ nội thất theo phong cách cổ điển
Đối với đồ nội thất, sử dụng gỗ quý, vải bọc đắt tiền và da tự nhiên. Đồ nội thất mang phong cách cổ điển luôn tiện dụng, thoải mái, tiện nghi. Thường thì đồ nội thất bằng gỗ được đánh bóng làm cho không gian thoáng mát và đồ nội thất trông rất duyên dáng. Việc chạm khắc bằng vàng trong trang trí cũng rất thích hợp
Thiết kế nội thất biệt thự phong cách cổ điển có nghĩa là tạo ra một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, nơi mọi chi tiết đều hòa hợp với nhau và được lựa chọn cẩn thận. Do đó, việc trang trí nội thất phong cách cổ điển cần phải được thực hiện với một trách nhiệm lớn, phải có tài chính vững chắc thì mới có thể hoàn thiện tốt và trọn vẹn mọi thứ được.
Căn phòng ưa thích ánh sáng dịu dàng: đèn ngủ có chao đèn bằng vải, thường được làm bằng vật liệu tương tự như các vải bọc, sẽ là hoàn hảo với nhiệm vụ này. Các chân đèn được gắn vào bàn cạnh giường ngủ sẽ làm cho không khí ấm cúng.
Phong cách cổ điển trong phòng ngủ trông sẽ đẹp mắt và hoàn thiện nếu giấy dán tường và chất liệu vải được trang trí cùng một loại hoa văn. Chăn ga gối nệm phải thật mềm mại, cộng thêm mùi hương và âm nhạc du dương nữa thì thật là tuyệt hảo.
Thiết kế bếp theo phong cách cổ điển
Nhà bếp cổ điển luôn thực tế, tiện nghi và tiện dụng. Màu sắc của đồ nội thất khá phong phú. Từ màu kem nhạt đến màu nâu đậm. Đồ gỗ khảm, chạm được sử dụng như các yếu tố trang trí. Các tủ bếp thường được trang trí với tay nắm mạ vàng hoặc bằng đồng cách điệu.
Một điều rất quan trọng là nhà bếp theo phong cách cổ điển đòi hỏi sự “ngụy trang” tối đa các thiết bị gia đình hay đồ dùng nhà bếp. Bếp ga, tủ lạnh, nắp đậy bếp phải được giấu đi một cách tinh tế và thẩm mỹ.
Bàn ăn lớn có thể phục vụ cả một gia đình là yếu tố quan trọng của khu vực phòng ăn và nhà bếp theo phong cách cổ điển. Bạn có thể trang trí các bức tường của căn phòng bằng tranh tĩnh vật được treo trong các khung thanh lịch, hay các tranh kim loại, tranh gương v.v…để không gian thêm sinh động. Những cây đèn nến đặt trên bàn ăn, cùng với ánh sáng vàng sẽ làm cho không gian thêm ấm cúng.
Thiết kế phòng khách mang phong cách cổ điển
Thiết kế cổ điển của nội thất phòng khách đôi khi dễ dàng rất nhiều so với các phòng khác của căn nhà. Lý do là phòng khách thường là phòng rộng rãi nhất trong nhà. Đây cũng là phòng dễ được cung cấp ánh sáng tự nhiên hơn.
Đèn chùm thanh lịch với các chi tiết mạ vàng và các đèn bằng pha lê sẽ trang trí cho nội thật của phòng khách. Đèn sàn sẽ làm nổi bật thêm cho căn phòng.
Các vật dụng trang trí như đồng hồ bằng đồng, các bình hoa bằng thủy tinh, pha lê, hay các bộ ấm chén v.v… đặt trên sàn giúp làm nổi bật phong cách cổ điển trong nội thất nghệ thuật của phòng khách.
Phòng làm việc (học tập) tại nhà theo phong cách cổ điển
Tủ trang trí theo phong cách cổ điển có thể là một trong những giải pháp phổ biến nhất ngày nay. Thiết kế truyền thống này nhấn mạnh vào tính bày trí, vừa công năng vừa nghệ thuật.
Đẳng cấp Quyến rũ & Nghệ thuật
Vẻ đẹp của sự cổ điển, cũng như bất kỳ phong cách nào khác, các chi tiết phải được hoàn thiện tốt. Ngay cả các phụ kiện nhỏ nhất cũng phải được trau chuốt tỉ mỉ. Các chi tiết trang trí của “nội thất cổ điển” đã được nâng lên đến tầm nghệ thuật.
Thiết kế nội thất biệt thự cổ điển rất hấp dẫn nhờ sự quyến rũ, sang trọng của nó. Đến nỗi phong cách này là một trong những thiết kế được đánh giá là dành cho những bậc vương giả, hay triệu phú v.v… Bởi nó khẳng định được đẳng cấp, yêu thích nghệ thuật, giá trị truyền thống và sự giàu có của gia chủ.